Bollinger bands là gì? Công thức tính và áp dụng Bollinger bands

Bollinger Bands là một thuật ngữ đã quá quen thuộc đối với mọi người trong thị trường chứng khoán, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu nó là gì. Vì vậy hôm nay, tapchitiendientu sẽ cùng mọi người tìm hiểu khái niệm, công thức tính cũng như áp dụng nó như thế nào khi xem cổ phiểu nhé!

Bollinger bands là gì?

Bollinger bands được biết đến rộng rãi là một công cụ kết hợp giữa đường trung bình động MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn. Nó được hình thành từ một đường trung bình động ở giữa và 2 đường biên trên, biên dưới.

Khoảng cách gữa đường MA với những dải Bollinger được dựa vào mức độ tăng hoặc giảm giá. Khi thị trường giá cả chứng khoán biến động lớn, dải Bollinger sẽ mở rộng và ngược lạu khi thị trường giá biến động nhỏ, dải Bollinger sẽ từ từ thu hẹp lại.

Công thức tính Bollinger bands

Công thức tính Bollinger bands rất dễ hiểu như cách nó hình thành:

  1. Dải giữa là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20), được tính bằng với giá trị trung bình của giá đóng cửa.
  2. Dải trên = SMA20 ngày + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày
  3. Đải dưới = SMA20 ngày -2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày

Dải bollinger bands

Dải Bollinger bands có 2 dạng là dải siết chặt và bứt phá được chi tiết như sau:

Dải siết chặt

Dải <yoastmark class=

Xuất hiện khi khoảng cách giữa dải trên và dưới đường SMA thu hẹp hoặc còn được hiểu với tên gọi khác là “thắt nút cổ chai”, nghĩa là giá cổ phiểu hiện đang trong tính trạng biến động nhỏ. Các nhà đầu tư cho biết nó là 1 tín hiệu cho biết giá sẽ thay đổi lớn trong tương lai và sẽ xuất hiện cơ hội để giao dịch. Nhưng ở tính huống này dải Bollinger bands sẽ không nói lên giá sẽ thay đổi theo chiều tăng hoặc giảm.

Dải bứt phá

Dải <yoastmark class=

Trên thị trường, thông thường 90% giá sẽ giao động ở giữa 2 bands trên và dưới. Dải Bollinger bands sẽ đột biến khi giá vượt qua dải trên hay dải dưới, nghĩa là biển hiện sự thay đổi lớn của giá cổ phiếu. Nhưng cũng tưởng tự như dải Bollinger bands siết chặt, nó nói lên giá sẽ thay đổi theo chiều tăng hoặc giảm.

Áp dụng Bollinger bands khi xem cổ phiếu

Khi các nhà đầu tư nhắm đến một cổ phiểu cụ thế, nó đang bị mua hoặc bán một cách quá mức thì Bollinger bands sẽ cực kỳ có ích để xác định:

  • Khi cổ phiểu có thể đang bị mua quá mức thì giá của cổ phiểu đó sẽ bằng hoặc lớn hơn dải trên.
  • Ngược lại, khi cổ phiếu có thể đang bị bán quá mức thì giá cổ phiếu đó sẽ bằng hoặc nhỏ hơn biên độ.

Các khuyết điểm của Bollinger bands

Bolling bands chỉ là 1 chỉ báo mang đến thông tin đến sự biến động về giá cả. Và nó không phải là một hệ thống giao dịch độc lập vì thế nó cũng có tỷ lệ xác suất. Để có thể tăng khả năng sinh lời cũng như phân tích cổ phiếu một cách hiệu qua thì các nhà giao dịch còn cần phải kết hợp với nhiểu chỉ báo phân tích đa dạng như, RSI, MACD…

Tổng kết

Vậy qua bài viết trên tapchitiendientu đã giúp mọi người tìm hiểu thông tin về chỉ báo Bollinger bands, công thức tính toán cũng như áp dụng nó một cách chính xác nhất và không hiểu lầm nó. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho mọi người đang có nhu cầu tìm hiểu thị trường chứng khoán hiểu rõ hơn. Chúc mọi người thành công!

Có thể bạn quan tâm đến các bài viết hay về chưng khoán dưới đây:

Tổng hợp: Tapchitiendientu.com

Bollinger bands là gì? Công thức tính và áp dụng Bollinger bands