Sóng Elliott là gì? Cách giao dịch và xác định biên độ theo sóng Elliott

Trong quá trình phân tích thị trường chứng khoán, thì có rất nhiều công cụ hỗ trợ đắc lực dành cho trader. Trong hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu tới quý bạn đọc thêm một công cụ phân tích kỹ thuật nữa, đó là sóng Elliott. Tuy nhiên, sóng này ở đây thực chất là gì? Ngay sau đây, mời quý độc giả cùng chúng tôi giải mã về khái niệm sóng Elliott là gì? Cách giao dịch, vận hành cũng như là cách xác định biên độ sóng Elliott một cách chính xác nhất.

Hiểu về nguyên tắc sóng Elliott là gì?

Bản chất của sóng Elliott (EWT) thực chất là một lý thuyết hay nguyên tắc dùng để dự đoán được thị trường và mô hình giá dựa vào việc xem xét những chu kỳ. Và công cụ này được các nhà đầu tư áp dụng vào việc phân tích kỹ thuật trên thị trường tài chính. Đây là lý thuyết được phát minh và công bố vào năm 1930 bởi Ralph Nelson Elliot. Tuy nhiên, tới tận năm 1970, thì nguyên tắc này mới thực sự hoàn thiện và được chú ý tới nhờ công của A.J.Frost và Robert R.Prechter.

Hiểu về nguyên tắc sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott là gì?

Tất nhiên, với vai trò ban đầu được tạo ra là dùng để phân tích kỹ thuât. Thì công cụ EWT này không những có thể xác định được chu kỳ mà còn là xu hướng của thị trường. Có thể nói rằng nguyên tắc sóng này áp dụng được vào nhiều loại thị trường tài chính khác nhau. Nhưng trọng tâm thì vẫn tâjp trung vào những thị trường đầy tiềm năng như cổ phiếu, cryto, chứng khoán hoặc forex.

Cấu trúc của mô hình sóng Elliott cơ bản

Dựa vào lý thuyết căn bản thì sóng Elliott sẽ có sự diễn biến theo chiều hướng theo mô hình 5 sóng là chủ đạo. Sau đó, tùy theo quá trình điều chỉnh sóng 5 hay sóng 3 mà sóng này sẽ hồi phục lại. Trước khi sóng này tiếp tục bắt đầu lại chu trình vận hành của nó.

Trong mô hình cơ bản này thì các sóng này sẽ được đánh dấu theo số thứ tự lần lượt từ 1-2-3-4-5. Còn đối với các sóng có chiều hướng diễn biến ngược lại với xu hướng chủ đạo đã định, thì được phân biệt bằng cách đánh dấu bằng những chữ cái A-B-C (D-E).

Các loại mô hình sóng thông dụng hiện nay

Nếu bạn muốn dễ dàng nhận biết được các giai đoạn mà thị trường đang điều chỉnh, thì việc nhận dạng được các mô hình sóng sẽ giúp ích cho bạn làm điều đấy. Từ đó, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định là nên đầu tư tiếp hay rút ra một cách thông minh. Có 3 loại mô hình sóng phổ biến và dễ dàng bắt gặp hiện nay:

Các loại mô hình sóng thông dụng hiện nay
Các loại mô hình sóng Elliott thông dụng hiện nay

Sóng Flat

Kiểu sóng này sở hữu theo kiểu cấu trúc 3-3-5. Nơi mà mô hình sóng Flat thường sẽ xuất hiện tại sóng thứ 2, 4 và các sóng thuộc A-B-C trong chu trình điều chỉnh. Running Flat, Expanded Flat và Regular Flat là ba kiểu sóng Flat phổ biến.

Sóng Zigzag

Kiểu cấu trúc 5-3-5 chính là dạng sóng mà Zigzag sở hữu. Sóng Zigzag thông thường xuất hiện chủ yếu ở làn sóng thứ 2. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra tình trạng sóng Zigzag có thể xuất hiện ở sóng 4 (theo quy luật hoán đổi – Alternation), trong trường hợp sóng thứ 2 đi ngang.

Sóng Triagle

Dấu hiệu để nhận biết được mô hình sóng Triagle chính là kiểu cấu trúc 3-3-3-3-3. Sóng thứ 4 trong chuỗi 5 sóng đẩy là nơi mà mô hình sóng Triage sẽ thường xuất hiện. Nhưng cũng có lúc nó vẫn xuất hiện tại sóng B trong chuỗi sóng điều chỉnh A-B-C.

Hướng dẫn cách giao dịch theo sóng Elliott

Nhìn nhận chung thì việc áp dụng sóng EWT vào quá trình giao dịch thì không quá khó khăn. Nhà đầu tư chỉ cần quan tâm và áp dụng 3 chỉ dẫn sau đây là đã có thể dự đoán được và giao dịch một cách chính xác nhất.

Hướng dẫn cách giao dịch theo sóng Elliott
Cách giao dịch theo sóng Elliott

Quy tắc đếm sóng

Trong mô hình sóng thì có khá nhiều quy tắc đếm sóng. Nhưng giữa rừng quy tắc đấy, thì bạn chỉ cần quan tâm và ứng dụng 2 quy tắc sau đây thì bạn có thể thoải mái trong quá trình giao dịch theo sóng Elliott rồi.

  • Quy tắc 1: Điểm bắt đầu của sóng thứ nhất thì luôn lớn hơn phạm vi của sóng thứ 2
  • Quy tắc 2: Con sóng 3 không bao giờ là con sóng ngắn nhất. Thế nên, khi bạn đang trong quá trình đếm sóng thì không nên quá phụ thuộc vào sóng 3 này. Điều này giúp bạn tránh khỏi việc rơi vào các những bẫy đã được giăng ra không đáng có.

Phân tích đa khung thời gian

Khi bạn cần phân tích những chuyển biến của đồ thị sóng. Thì nhìn bao phủ hết toàn bộ đồ thị là điều đầu tiên mà bạn cần nên làm. Bạn không nên chỉ chăm chú nhìn vào khoảng thời gian mà đang đang xét. Mà nên tổng thể diễn biến của cả khoảng thời gian trước, sau và hiện tại. Điều này giúp làm tăng góc nhìn cho bạn rộng hơn. Qua đó, khả năng dự đoán sẽ được cải thiện và chính xác hơn đáng kể.

Có tính kiên nhẫn để đợi xác nhận của khối lượng giao dịch

Nếu xét về nhiều mặt một cách khách quan khi so sánh thì sóng 3 so với các sóng còn lại. Thì sóng 3 là sóng rất có tiềm năng rất hấp dẫn để tiến hành giao dịch. Tuy nhiên, luôn có những vấn đề đột ngột có thể xảy ra mà bạn khó lòng lường trước được. Vậy nên, bạn không nên hấp tấp quyết định giao dịch ngay. Mà nên kiên trì quan sát thêm một khoảng thời gian để chờ tín hiệu đảo trend xuất hiện. Sự dịch chuyển của giá thường đi kèm với sóng Elliott. Do đó, vấn đề cốt lõi để xác nhận rằng sóng đã gi ao dịch là việc gia tăng khối lượng giao dịch.

Cách xác định được biên độ sóng Elliott

Khi mà nhà đầu tư muốn xác định được biên độ sóng, thì có 2 công cụ hỗ trợ để thực hiện chức năng này một cách hiệu quả: Kênh giá và Fibonacci.

Kết luận

Với lượng thông tin khá chi tiết mà tapchitiendientu.com đã cung cấp trong bài. Hy vọng phần nào đó giúp bạn hiểu về khái niệm lý thuyết sóng Elliott là gì? Có các loại mô hình sóng nào, cũng như là cách thức giao dịch. Và áp dụng lý thuyết sóng này vào quá trình giao dịch làm cho để đạt hiệu quả tối đa nhất.

Tuy nhiên, có một điều bạn cần nên lưu tâm. Về mặt bản chất, thì sóng Elliot cơ bản chỉ là lý thuyết. Chứ không phải là một công cụ chỉ báo trong phân tích kỹ thuât. Vậy nên, ngoài lý thuyết từ sách vở ra bạn còn cần phải có nhiều kinh nghiệm giao dịch thực chiến và các yếu tố khác đôi khi cả sự may mắn. Để có thể vận dụng thành công nguyên tắc giao dịch theo sóng Elliott này vào trên thị trường chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm: VSA là gì? Tổng hợp thông tin về phương án VSA

Tổng hợp: Tapchitiendientu.com

Sóng Elliott là gì? Cách giao dịch và xác định biên độ theo sóng Elliott