Mô hình tam giác đề cập đến sự hình thành biểu đồ bao gồm nhiều thanh nến nằm trong hai đường hỗ trợ và kháng cự hội tụ. Hai đường thẳng hội tụ mô tả hình dạng của một tam giác. Mô hình này rất quan trọng vì nó hữu ích để chỉ ra sự tiếp tục của một thị trường tăng hay giảm.
Các trader đã và đang tham gia giao dịch Forex chắc chắn đã từng nghe nói đến mô hình giao dịch và mối quan hệ của nó với phân tích kỹ thuật. Một trong những mô hình giao dịch được cho là quan trong nhất đó là mô hình tam giác. Vậy mô hình tam giác là gì? Để hiểu rõ được khái niệm, phân loại và cách sử dụng của mô hình này, trang web chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin về mô hình, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Mô hình tam giác là gì?
Mô hình tam giác (Triangle) là một mô hình cụ thể được hình thành trên biểu đồ giá. Thường được xác định khi đỉnh và đáy của hành động giá di chuyển về phía nhau giống như các cạnh của hình tam giác. Sở dĩ mô hình này được đặc tên như vậy bởi vì đường xu hướng trên và dưới cuối cùng gặp nhau để tạo thành một đỉnh và kết nối các điểm bắt đầu của cả hai đường xu hướng hoàn thành một hình tam giác. Đường xu hướng hỗ trợ tiếp tục đóng kênh cho đến khi mức giá kháng cự phá vỡ với khối lượng lớn để tiếp tục xu hướng trước đó một lần nữa.
Mô hình Triangle thường sẽ hình thành sau xu hướng giá tăng hoặc giảm. Đồng thời nó cũng báo trước dấu hiệu tạm ngưng của xu hướng giá hiện tại. Mô hình này thường sẽ hình thành trong giai đoạn sideway.
Những loại mô hình nến tam giác
Trên thị trường có 3 loại:
- Tam giác tăng
- Tam giác giảm
- Tam giác đối xứng
Tam giác tăng
Sự xuất hiện của nó có nghĩa là đã có một xu hướng tăng giá trên thị trường. Tại đó người bán đã cố gắng hình thành một mức kháng cự cục bộ. Và trong một thời gian, người mua đã không thể vượt qua nó. Sau khi bứt phá, xu hướng tăng tổng thể sẽ tiếp tục.
Đặc điểm
Đường xu hướng trên là một đường nằm ngang (kháng cự), đường viền dưới (hỗ trợ) có độ dốc đi lên. Khi bạn đến gần giao điểm được tính toán, biên độ của các dao động bên trong mô hình sẽ giảm. Trong hầu hết các trường hợp, mô hình tam giác tăng được coi là một mô hình tiếp tục xu hướng tăng. Tuy nhiên, cường độ tín hiệu phụ thuộc vào việc đi vào mô hình và hướng của sự đột phá.
Cách giao dịch
Để giao dịch được với mô hình này, bạn cần vẽ ra 2 đường kháng cự và hỗ trợ lên trên biểu đồ. Sau đó sẽ tìm điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời:
- Vào lệnh: Giá phá vỡ đường kháng cự thì sẽ vào một lệnh mua hoặc lệnh bán trong trường hợp giá đột phá khỏi đường hỗ trợ.
- Căt lỗ: Đặt lệnh cắt lỗ tại đáy gần nhất với lệnh mua hoặc tại đỉnh gần nhất của lệnh bán.
- Chốt lời: Nơi khoảng cách từ vị trí đó tới điểm đột phá bằng với độ cao của tam giác và cùng hướng với xu hướng vào lệnh.
Tam giác giảm
Mô tam giác giảm dần là một mô hình biểu đồ tiếp tục giảm. Hành động giá giao dịch trong một xu hướng giảm rõ ràng, vì có một loạt các mức thấp thấp hơn và mức cao cao hơn. Người bán, những người đang kiểm soát hành động giá, tạm dừng để củng cố mức tăng gần đây nhất trước khi kéo dài xu hướng giảm xuống thấp hơn.
Đặc điểm
Không giống với tam giác tăng, mô hình này có 1 cạnh dưới là đường hỗ trợ nằm ngang và 1 cạnh trên là đường kháng cự kết nối những định có hướng dốc xuống. 2 cạnh sẽ hội tụ ở 1 điểm bên phải củ mô hình.
Cách giao dịch
Cách giao dịch của mô hình này giống với tam giác tăng. Khi giá phá vỡ xuyên qua mức hỗ trợ thì đó là cơ hội tốt nhất để nhà đầu tư vào lệnh mua. Ngược lại, khi mức kháng cự bị phá vỡ thì đây là lúc vào lệnh bán tốt nhất.
- Vào lệnh: Đặt lệnh bán ở dưới đường hỗ trợ và lệnh mua ở trên đường kháng cự.
- Cắt lỗ: Với lệnh mua thì cắt lỗ sẽ để ở đáy gần nhất và lệnh bán là đỉnh gần nhất.
- Chốt lời: Đặt tại vị trí cách nơi đặt lệnh bằng chiều cao của tam giác.
Tam giác cân
Là một mô hình có thể phá vỡ cả giá lên và xuống tại điểm hội tụ. Nó thường được hình thành vào cuối giai đoạn không đổi khi thị trường bắt đầu một xu hướng dài hạn mới.
Đặc điểm
Mô hình này cho biết sự tiếp tục của chuyển động ban đầu chứ không phải là sự đảo chiều. Nó được tạo thành bởi hai đường thẳng hội tụ; đường trên được vẽ qua hai đường cao; mức thấp hơn thông qua hai mức thấp. Chỉ sau khi bốn điểm này đã được thiết lập, các tam giác ngoại hối đối xứng mới có thể được hình thành. Khối lượng trong mô hình thường bị giảm. Một tín hiệu mua được tạo ra sau khi phá vỡ đường viền trên và khối lượng sẽ tăng lên đáng kể.
Sau khi bứt phá, các chuyển động điều chỉnh không phải là hiếm. Một tín hiệu bán được tạo ra bởi sự đột phá của đường biên dưới. Chuyển động sau khi phá vỡ tam giác đối xứng phải nằm trong khoảng từ 50% đến 25% đường viền của nó, tính từ đầu của mô hình. Một chuyển động khác có thể được gọi là một đột phá giả. Thông thường, mức được đánh dấu bởi đỉnh của tam giác là mức hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh.
Cách giao dịch
Với những người mới không có nhiều kinh nghiệm, thời điểm vào lệnh tốt nhất là khi mô hình đã hoàn thành. Khi đó bạn sẽ vào lệnh như sau:
- Vào lệnh: Đặt lệnh mua ở điểm bên trên mức kháng cự một ít hoặc lệnh bán ở dưới mức hỗ trợ.
- Cắt lỗ: Với lệnh mua bạn sẽ đặt ở đáy gần nhất; lệnh bán ở đỉnh gần nhất.
- Chốt lời: Đặt ở vị trí mà độ dài từ điểm đó tới điểm đột phá bằng với độ dài cạnh đáy và cùng hướng với điểm vào lệnh.
Các điểm chính cho các mô hình tam giác
- Phân tích độ dốc và góc của đường xu hướng để xác định loại tam giác: giảm, tăng, cân, v.v.
- Cách các đỉnh và đáy được hình thành cho thấy sự mất cân bằng giữa phe mua và phe bán.
- Thường cho thấy sự mất đà từ một bên và có lợi cho bên kia.
- RSI hoặc MACD có thể giúp đo lường động lượng trong mô hình tam giác.
Tổng kết
Mô hình nến tam giác là mô hình xảy ra khá phổ biến trong giao dịch ngoại hối. Nếu biết cách nhận biết và cách giao dịch sẽ giúp ích cho hành trình giao dịch của bạn. Hãy thực hành mỗi ngày để xác định đúng và kiểm tra bằng cách sử dụng tài khoản Demo nhé! Mong rằng kiến thức mà chúng tôi chia sẽ sẽ giúp bạn nắm được mô hình tam giác là gì. Chúc bạn thành công!
Tổng hợp: Tapchitiendientu.com