Waltonchain (WTC Coin) là gì? Waltonchain giúp giải quyết những vấn đề gì?

Waltonchain là một dự án được xây dựng nhằm liên kết công nghệ blockchain cùng với RFID. Điều này với mục đích cải thiện và tối ưu hóa hơn trong việc kiểm soát chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp. Thế nên chính xác hơn thì Waltonchain là gì? Mua bán và giao dịch WTC Coin ở đâu an toàn, uy tín? Ở hiện tại và trong tương lai thì Waltonchain có khả năng tiềm ẩn có thể phát triển theo chiều hướng như thế nào? Ngay sau đây, Tạp chí tiền điện tử sẽ sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về đồng tiền điện tử WTC Coin này. Mời mọi người hãy cùng theo dõi!

Khám phá Waltonchain (WTC Coin) là gì?

Waltonchain (WTC Coin) là một hệ sinh thái kết hợp giữa công nghệ Blockchain – RFID và IoT. Về cơ bản thì dự án này với mục tiêu đề ra là có thể tích hợp công nghệ chuỗi khối cùng IoT nhằm hình thành nên một hệ sinh thái kết nối phi tập trung.

Dự án này được 2 nước Trung Quốc và Hàn Quốc cùng nhau thực hiện và phát triển. Tên của dự án Waltonchain bắt nguồn từ việc vinh danh kỹ sư Charles Walton, người đã sáng lập ra công nghệ RFID. Vào năm 2016 thì WTC được hình thành và ra mắt trên thị trường điền điện tử.

Waltonchain giúp giải quyết các vấn đề gì?

Dự án này đề ra mục đích hướng tới là nhắm đến việc trao đổi các thông tin và truyền thông giữa những đối tượng khác nhau trên mạng Internet. Nhấn mạnh việc tận dụng triệt để ứng dụng IoT. Mặc dù đây được cho là một công nghệ phát triển vượt bậc, hiện đại, tiên tiến và sẽ được áp dụng vào đời sống thực tế của con người. Nhưng nó cũng có một vài vấn đề chưa thực sự tốt, mà các thành viên Waltonchain đã chỉ ra và nhắc tới.  Bao gồm:

  • Khả năng tương thích giữa các thiết bị còn kém.
  • Vấn đề bảo mật còn chưa được đảm bảo khi các thiết bị kết nối với hệ thống IoT.
  • Bởi lẽ IoT hoạt động theo một cấu trúc tập trung dẫn đến tình trạng trong quá trình hoạt động còn nhiều bất cập, chưa thực sự trơn tru và linh hoạt. Nếu như mạng lưới bị tắc nghẽn thì sẽ dẫn đến tình trạng cả một hệ thống sẽ bị trì trệ.
  • Chi phí duy trì và vận hành các thiết bị kết nối với IoT đang còn ở mức giá khá cao.

Với những vấn đề đã đặt ra thì giải pháp của Waltonchain là kết hợp công nghệ Blockchain với hệ sinh thái IoT để tận dụng các ưu điểm của cả hai, nhằm giải quyết các vấn đề kể trên.

Gồm có: Consensus + Co-Governance + Co-Sharing + Co-Integration

  • Consensus: Cơ chế đồng thuận – Tạo ra sự tin tưởng.
  • Co-Governance: Cùng quản trị – tạo ra sự phi tập trung.
  • Co-Sharing: Waltonchain là 1 hệ sinh thái cross-chain, dữ liệu có thể được truy cập bởi nhiều chain khác nhau, cùng nhau chia sẻ thông tin dữ liệu.
  • Co-Integration: Waltonchain sẽ gồm 1 main chain chính và các Blockchain khác xung quanh nó. Hệ sinh thái Cross Chain sẽ cùng hoạt động, tương tác và trao đổi giá trị.
Waltonchain (WTC) giải quyết các vấn đề đó như thế nào?
Waltonchain (WTC) giải quyết các vấn đề đó như thế nào?

Waltonchain hoạt động theo cơ chế nào?

Waltonchain được vận hành theo phương thức đồng thuận là Proof-of-stake & Trust. Đây là một điểm đồng thuận mà dự án Waltonchain có được nhờ cơ chế Proof-of-stake có sẵn cộng với những node có uy tín.

Nhưng ở Whitepaper mới, dự án này được cải tiến theo một cơ cấu mới hơn. Được liên kết giữa cơ cấu PoS (Proof of Stake) + PoW (Proof of Work) + PoL (Proof of Labor). Và được mang tên là Waltonchain Proof-of-Contribution, cụ thể như sau:

  • PoS và PoW: Được sử dụng trên Waltonchain Parent để bảo đảm rằng các blocks được bảo mật và là duy nhất.
  • PoL: Đây được xem như là một cơ chế đồng thuận mới dùng để truyền dữ liệu giữa các Blockchain cha mẹ, Blockchain con và các cross-chain.

Một số tính năng cơ bản của WTC:

  • Quản trị giao dịch từ Waltonchain Token
  • Kiếm soát và quản lý những chuỗi phụ
  • Tiến hành Smart Contract
  • Giao dịch tài sản
  • Hệ thống bầu cử và kiểm soát

Lộ trình cập nhật của WTC Coin

Về cơ bản, trong quá trình thành lập thì những nhà phát triển đồng WTC đã vạch ra một lộ trình phát triển và hoàn thiện chỉn chu hơn nữa về hệ sinh thái của WTC coin về mọi mặt thông qua 5 bước sau:

  • Lưu hành mã thông báo: Mainnet parent chain, WTC App (Windows, Android và iOS)
  • Lưu thông Data: Tải dữ liệu lên các chain, tạo ra Cross-chain data
  • Lưu thông Value: Triển khai kiến trúc Cross-chain, luân phiên việc chuyển giá trị giữ các chain với nhau
  • Dịch vụ tùy chỉnh: Cho phép Parent Chain và các Child Chain kết nối, tương tác qua lại với nhau. Thông qua đó sẽ cung cấp dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp
  • Xây dựng Ecosystem: Hệ sinh thái Waltonchain được xây dựng và thiết lập thông qua sự tích hợp giữa các chain

Thông tin về WTC Token

Vào năm 2017 thì WTC Token được ra mắt, phát triển theo tiêu chuẩn ERC-20 trên Ethereum Blockchain. Nó được dùng với mục đích staking để xác thực lại giao dịch trong Blockchain của Waltonchain.

WTC Token
WTC Token

Một số thông tin cơ bản về đồng WTC Token.

  • Name: WTC
  • Blockchain: Waltonchain
  • Token Type: Utility Token
  • Max Supply: 100,000,000 WTC
  • Total Supply: 70,000,000 WTC
  • Circulating Suppy: 42,289,806 WTC

Sự phân bổ WTC Token đến các vị trí

Tổng nguồn cung tối đa mà WTC cung cấp được là 100,000,0000 WTC Token. Sau đây là số lượng WTC coin được phân bổ đến các vị trí với tỷ lệ như sau:

  • Founder và dự án: 30%
  • Phần thưởng và Airdrop: 30%
  • Dành cho những nhà đầu tư: 40%

Phí giao dịch của WTC Token

Cũng như bao sàn giao dịch khác, thì tại Waltonchain ngoài các phí giao dịch cơ bản như phí giao dịch trên sàn, Exchange Fee, phí nạp/rút,… Thì người dùng còn phải chịu một khoản phí WTC giao dịch Fee để trả cho các Miner và Staker.

Cách sở hữu đồng WTC Token

Người dùng có thể sở hữu đồng WTC Coin bằng 3 cách đơn giản sau đây:

  • Mua trực tiếp WTC trên các sàn giao dịch hiện có như Binance, OKEx, Houbi, Kucoin,…
  • Trở thành các Nodes đóng góp vào xử lý những cuộc giao dịch và nhận về đồng WTC.
  • Dùng máy đào để mine đồng WTC Token

Ví lữu trữ WTC Token

Về vấn đề lưu trữ thì hiện nay người dùng có thể lưu trữ được đồng WTC Coin ngay tại ví tiền riêng của Waltonchain là Bamboo Wallet. Hoặc có thể lưu trữ trên các àn đang cho phép giao dịch chính thức đồng WTC.

WTC Coin được dùng để làm gì?

Đồng WTC được xem là đồng tiền điện tử chính nằm trong hệ sinh thái Waltonchain. WTC Coin được sử dụng như sau:

  • Dùng như một đơn vị tiền tệ để mua bán hàng hóa
  • Làm đơn vị đo lường tín dụng, khối lượng công việc hoặc chất lượng của IoT
  • Phân chia thông tin, upload và chuyển giao chúng giữa những chuỗi coin

Đội ngũ dự án và nhà đầu tư, đối tác

Đội ngũ phát triển dự án

Với việc WTC Coin là một đồng coin tiềm năng, nên không quá khó hiểu khi nó sở hữu một đội ngũ phát triển chuyên nghiệp và hùng hậu: Nhóm kỹ thuật, nhóm phát triển kinh doanh, nhóm điều hành bán lẻ,… Sau đây là 2 nhân vật đặt nền móng đầu tiên cho dự án Waltonchain:

  • Tại Hàn Quốc: Có Do Sanghyuk
  • Tại Trung Quốc: Có Xu Fangcheng

Nhà đầu tư và đối tác

Với việc đây là một hệ sinh thái đầy tiềm năng, thì không có gì đáng ngạc nhiên khi có nhiều nhà đầu tư và đối tác hợp tác đến vậy, có thể kể đến một vài cái tên tiêu biểu như là:

  • BlockCloud
  • MITOO
  • Kaltendin
  • SkyNovo Co
  • CoinMarketCap
  • Coindar
  • Silictec
  • CityLink

Có nên đầu tư vào WTC Coin ở thời điểm hiện tại?

Vào ngày 31/03/2018 thì dự án Waltonchain đã được Mainnet và đưa vào hoạt động trên Blockchain. Với những sản phẩm được xem là chủ lực trên trên web chính của họ, có thể kể đến như:

  • Liquor/Pharmaceuticalss/Oil & Gas Traceability System
  • Blockchain + Cloud Video Collection System.
  • Warranty/Extension Information Traceability System.
  • Blockchain + Agriculture Solution.
  • Blockchain + Clothing Industry Solution.

Với những thông tin trên thì về vấn đề đầu tư vào WTC Coin hay không? Thì đấy là sự lựa chọn và quyết định ở mỗi người. Nếu bạn có đủ kiến thức và kỹ năng thì có thể tham khảo qua. Hãy là một nhà đầu tư thông minh.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

So với mặt bằng chung hiện nay, thì chỉ có VeChain là đối thủ đối trọng trực tiếp với Waltonchain. Bởi hai dự án này có nhiều điểm tương đồng với nhau. Ngoài ra, VeChain còn là Blockchian nổi bật về cung cấp những giải pháp cho chuỗi cung ứng. Hai đối tác nổi bật của Vechain phải kể đến là Walmart và BMW.

Bên cạnh đó, Ambrosus (AMB) cũng là một đối thủ cũng cần nên lưu ý. Tuy rằng, AMB cũng đang tập trung phát triển vào chuỗi cung ứng, với phân khúc chính là ngành thực phẩm. Do Ambrosus vẫn còn hạn chế trên một vài phương diện nên AMB khó có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với hệ sinh thái Waltonchain.

Tương lai sau này của WTC Coin

Có thể nói dự án Waltonchain kết hợp với IoT đã đem tới một bước ngoặc lớn, mở ra một con đường đầy tiềm năng để phát triển dịch vụ với chuỗi cung ứng nhằm truy xuất thông tin một cách chính xác, rõ ràng và minh bạch. Đây là một hệ sinh thái được hợp lại bởi những mảnh ghép nhỏ vụn, nên Waltonchain trong tương lai sau này luôn được kỳ vọng sẽ phát triển thành một hệ sinh thái lớn mạnh.

Trong thời gian tới và tương lai sau này, sẽ có nhiều các doanh nghiệp, công ty tham gia và ứng dụng dự án Waltonchain vào thực tiễn hơn. Điều này có nghĩa là giúp cho việc chuyển đổi giá trị ngày một nhiều. Qua đó làm cho nhu cầu stake đồng WTC Coin trở nên tăng mạnh, dẫn đến việc nhu cầu mua tăng và ảnh hưởng đến giá trị của đồng coin.

Tổng kết

Đó là một số thông tin cơ bản cũng như là chuyên sâu về dự án Waltonchain. Hiểu được Waltonchain là gì? Nắm bắt được một số thông tin về WTC Token. Có thể nhận định rằng đây là một trong số những dự án kết hợp các công nghệ tiên tiến, hiện đại và được đánh giá là tiềm năng lớn. Mà khách hàng có thể cân nhắc để đầu tư vào. Hiển nhiên thì bạn nên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các thông tin của dự án này. Chúc bạn luôn thành công!

Tổng hợp: Tapchitiendientu.com

Waltonchain (WTC) là gì? Toàn tập về tiền ảo WTC Coin 2023