Trong số các sàn giao dịch Forex hoạt động tại Việt Nam thì sàn FBS được nhiều nhà đầu tư đánh giá là phù hợp với những trader mới vào nghề nhất. Các sản phẩm của sàn giao dịch này luôn được tập trung cải tiến. Cùng với đó là những chính sách cực kì hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư.
FBS cũng không tiếc tay cho việc chi tiền vào các hoạt động truyền thông, quảng cáo. Chính vì quảng cáo xuất hiện quá nhiều mà rất nhiều người đặt ra thắc mắc rằng sàn FBS có uy tín không? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên thì mời bạn đọc cùng đến với bài viết sau đây của tapchitiendientu.com nhé!
Sàn FBS là gì? – Tổng quan về FBS
Cho đến nay, sàn FBS đã có “tuổi thọ” là hơn 11 năm, thành lập vào năm 2009. Có thể nói sàn hoạt động đã khá là lâu đời. Trụ sở chính của FBS được đặt tại Nga, đến nay sàn đã có mặt tại hơn 190 quốc gia cùng với 16.000.000 nhà giao dịch và 410.000 đối tác. Ở mỗi một quốc gia FBS đều có một website riêng trực thuộc, tạo nên sự gần gũi và dễ sử dụng cho mỗi khách hàng tại nhiều quốc gia khác nhau.
Như đã nhắc đến ở phần mở đầu, FBS không tiếc tay trong việc chi tiền quảng cáo. Điển hình như vào năm 2020, FBS đã trở thành đối tác chính thức với CLB Barcelona – câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng hàng đầu thế giới. Nhờ vậy mà FBS đã trở thành sàn giao dịch nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất. Lượng khác hàng trung thành của sàn giao dịch này còn lên tới 80%. Đây quả thực là một con số không hề nhỏ mà bất cứ sàn giao dịch nào cũng muốn đạt được.
Các sản phẩm mà FBS cung cấp bao gồm: tiền tệ forex, CFD, cổ phiếu, kim loại. Nền tảng giao dịch mà FBS hỗ trợ cho khách hàng gồm có 3 nền tảng là: FBS Trader, Metatrader 4 (MT4) và Metatrader 5 (MT5). Để nạp tiền vào tài khoản cũng rất đa dạng về hình thức như: Perfect Money, Internet Banking, Thẻ tín dụng, Neteller, Skrill.
Các loại tài khoản tại sàn FBS
Sàn FBS cung cấp cho các trader 5 loại tài khoản bao gồm: Tài khoản Demo, tài khoản Cent, tài khoản Micro, tài khoản Standard và tài khoản Zero Spread. Mỗi loại tài khoản sẽ có một đặc điểm riêng phù hợp với từng nhu cầu, mục đích khách hàng.
Tài khoản Demo
Đây là dạng tài khoản chủ yếu dùng cho những người mới bắt đầu. Các sàn giao dịch forex đều phải có tài khoản này. Mục đích là để cho các trader luyện tập hoặc kiểm tra các tính năng của sàn. Tài khoản này hoàn toàn miễn phí và sử dụng vô thời hạn. Tất nhiên phần lợi nhuận mà bạn kiếm được qua tài khoản Demo cũng chỉ là tiền ảo và không rút ra sử dụng được.
Tài khoản Cent
Tài khoản Cent là loại tài khoản nhỏ nhất của sàn FBS. Đúng như tên gọi, tài khoản này được tính theo đơn vị cent của đồng USD. Như vậy cứ nạp 1 USD thì sẽ tương đương với 100 cent. Vì đơn vị tiền tính khá nhỏ nên bạn sẽ không cần nạp quá nhiều tiền. Mức nạp tối thiểu là 1 USD, đòn bẩy tối đa 1:1000, spread thả nổi từ 1 pip. Muốn tham gia thị trường giao dịch để trải nghiệm thì bạn cũng không phải mất số tiền quá lớn. Độ rủi ro cũng thấp hơn rất nhiều.
Tài khoản Micro
Nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn thì đây chính là tài khoản phù hợp cho bạn. Tài khoản Micro yêu cầu mức nạp tối thiểu là 5 USD, lớn hơn so với tài khoản Cent. Tuy nhiên bù lại thì mức đòn bẩy cũng cao hơn rất nhiều là 1 : 3000. Đặc biệt khi đăng kí tài khoản này khách hàng sẽ được hưởng spead cố định. Tức là cho dù thị trường có biến động thì bạn cũng không cần lo lắng về việc bị thua lỗ.
Tài khoản Standard
Đây là tài khoản phổ biến và phù hợp với đại đa số trader khi giao dịch tại sàn FBS. Những điểm hấp dẫn của tài khoản này là spread chỉ từ 0.5 pip – một mức khá thấp. Bạn cũng không phải chịu phí hoa hồng và mức đòn bẩy là 1 : 3000. Mức nạp tối thiểu là từ 100 USD. Tài khoản Standard phù hợp với những nhà đầu tư ngắn hạn và đã có kinh nghiệm.
Tài khoản Zero Spread
Đúng như tên gọi, tài khoản Zero Spread có mức spread thả nổi bằng 0. Mức nạp tối thiểu là từ 500 USD và mức đòn bẩy là 1 : 3000. Tuy nhiên phí hoa hồng lên đến 20 USD/lot nên đây là loại tài khoản ít được dùng nhất.
Sàn FBS có uy tín không?
Về giấy phép hoạt động, hiện sàn FBS chịu sự quản lý của hai cơ quan IFSC và CySEC. Đánh giá thật lòng thì cơ sở pháp lý của FBS không mạnh bằng các sàn khác. Tuy nhiên cũng có thể thấy rõ được sự nỗ lực của broker này để làm hài lòng các cơ quan giám tài chính. Giấy phép đến từ IFSC và CySEC bắt buộc FBS phải tuân theo các quy định về chính sách bảo hiểm cho khách hàng.
Đặc biệt là CySEC, cơ quan này luôn tích cực kiểm tra, giám sát sàn forex. Sau đó thông báo cho trader khi có các hoạt động đáng ngờ từ sàn. CySEC tuân theo tất cả các nguyên tắc do Chỉ thị về công cụ tài chính thị trường đưa ra. Bên cạnh đó cơ quan còn đưa ra một số tiêu chuẩn mà bất cứ sàn forex nào cũng phải tuân thủ để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng giao dịch. Như vậy tuy rằng mới chỉ sở hữu 2 giấy phép nhưng cũng có thể giúp các trader đảm bảo yên tâm phần nào khi giao dịch.
>>>Bên cạnh sàn FBS bạn có thể tham khảo các sàn giao dịch forex khác, chẳng hạn như: Sàn OANDA
Tổng kết
Tóm lại, sàn FBS là một sàn giao dịch dễ sử dụng, hiện đại. Phù hợp với những ai muốn bắt đầu làm quen với sàn giao dịch forex. Trên đây Tạp Chí Tiền Điện Tử đã giải đáp giúp các bạn thắc mắc về sàn FBS là gì và sàn FBS có uy tín không? Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích.
Tổng hợp: tapchitiendientu.com