Bảng giá VPS là gì? Hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán VPS

Khi tham gia thị trường chứng khoán thì đa phần mọi người chơi đều phải tự trang bị cho bản thân những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết. Một kỹ năng mà nhà đầu tư cần nên có cho mình là nắm bắt được cách đọc bảng giá chứng khoán chính xác. Bởi đây là kỹ năng được đánh giá khá là quan trọng cũng như là nơi dành cho nhà đầu tư cập nhật tất tần tật những thông tin về giá cả, sự chuyển biến về giá và khối lượng các giao dịch về cổ phiếu. Đến với bài viết hôm nay, Tapchitiendientu sẽ giới thiệu đến bạn đọc về bảng giá VPS là gì? Bên cạnh đó là hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán VPS 2023 mới nhất.

Bảng giá VPS là gì?

Theo thông tin tìm hiểu thì VPS là một Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS. Được thành lập vào năm 2006. Sứ mệnh là VPS đặt ra là vươn lên trở thành một trong số những công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường tài chính Việt Nam. Tại VPS cung cấp đa dạng các loại sản phẩm như: môi giới, dịch vụ tài chính, ngân hàng đầu tư, tư vấn và phân tích tài chính. Để đáp ứng được những điều nói trên thì bảng giá chứng khoán VPS đã được cho ra mắt người dùng.

Tìm hiểu về bảng giá VPS là gì?
Bảng giá VPS là gì?

Giới thiệu qua bảng giá chứng khoán VPS là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư. Trong việc theo dõi các chỉ số chứng khoản quan trọng, cập nhật chỉ số cũng như là phân tích xu hướng của cổ phiếu. Bởi nó sẽ giúp ích cho nhà đầu tư trong quá trình bạn đưa ra các quyết định sao cho tốt nhất. Ngoài ra bảng giá còn hỗ trợ trong việc điều chỉnh lệnh mua/bán, cắt lỗ nhanh và đúng thời điểm nhất.

Những tiện ích cơ bản mà bảng giá VPS đem lại

Về cơ bản có thể thấy rằng bảng giá điện tử VPS đang làm tốt nhiệm vụ của nó. Đây được xem như là một giải pháp tiện ích cho nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường này. Những thông tin mấu chốt về chứng khoán như phân chia cổ phiếu theo từng sàn giao dịch, tạo danh mục cụ thể. Đây được xem là những tiện ích cơ bản nhất mà một công ty chứng khoán phải có để cung cấp đến cho khách hàng. Hơn thế nữa, bảng giá VPS còn bổ trợ thêm một số tính năng như thống kê tổng khối lượng mua/bán, hỗ trợ việc đặt lệnh ngay trên bảng giá VPS online.

Phía trên là những tiện ích cơ bản có trong bảng giá. Sau đây là một số tiện ích nâng cao hơn để nhà đầu tư có thể tối ưu được bảng giá chứng khoán VPS trong khi sử dụng:

  • Hiển thị chỉ số Index trên bảng
  • Có thể tùy ý trong việc tùy biến các cột thông tin hiển thị trên bản giá VPS
  • Điều chỉnh Theme hiển thị theo bảng giá
  • Xem rành mạch từng chỉ số theo từng sàn giao dịch

Có thể bạn đang quan tâm: Những lợi ích khi tham gia diễn đàn F247

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán VPS

Để xem được bảng giá VPS, trước hết bạn cần phải truy cập vào đường dẫn sau “banggia.vps.com.vn”. Để hiểu được tường tận về bảng giá một cách rõ hơn. Thì ta phải biết và hiểu được các thuật ngữ, ký hiệu có trong đó. Cụ thể như sau:

Giải thích chi tiết các cột có trên bảng giá VPS
Giải thích chi tiết các cột có trên bảng giá VPS

Mã chứng khoán (Mã CK)

Mã chứng khoán là một tập hợp các mã chứng khoán giao dịch. Được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z. Giải thích rõ hơn thì mã CK sẽ là những cái tên được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp danh mục riêng. Tên của mỗi mã sẽ được viết tắt của các công ty được niêm yết trên sàn.

Ví dụ: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank có mã chứng khoán là CTG

Giá tham chiếu (TC)

Giá tham chiếu sẽ hiển thị cho mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó. Giá TC này được sử dụng trong việc làm cơ sở để tính giá trần hoặc giá sàn. Cột màu vàng là cột thể hiện cho giá tham chiếu.

Giá trần

Mức giá cao nhất hay kịch trần mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua/bán các mã chứng khoán trong ngày giao dịch sẽ được gọi là Giá trần. Mức giá trần này được hiển thị trong bảng giá chứng khoán VPS qua màu tím.

  • Giá trần tại sàn HOSE: Khi so sánh với Giá tham chiếu thì mức giá trần sẽ tăng +7%
  • Giá trần tại sàn HNX: Khi so sánh với Giá tham chiếu thì mức giá trần sẽ tăng +10%
  • Giá trần tại sàn UPCOM: Khi so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước thì mức giá trần sẽ tăng tối đa +15%

Giá sàn

Mức giá ở điểm đáy (thấp nhất) hay kịch sàn mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua/bán trong phiên giao dịch trong ngày gọi là Giá sàn. Mức giá sàn này sẽ được thể hiện qua màu xanh lam.

  • Sàn HNX: Mức giá sàn giảm -10% so với giá tham chiếu
  • Sàn HOSE: Mức giá sàn giảm -7% so với giá tham chiếu
  • Sàn UPCOM: Khi đem so với giá bình quân trong phiên giao dịch liền trước thì Mức giá sàn giảm -15%

Giá tăng

Giá cao hơn giá tham chiếu nhưng lại không phải là giá trần được gọi là giá tăng. Cột giá tăng thể hiện qua màu xanh lá.

Giá giảm

Là khi giá thấp hơn giá tham chiếu. Nhưng nó không được xem là giá sàn. Khi ấy nó sẽ là giá giảm. Giá giảm thể hiện qua cột màu đỏ.

Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

Tổng khối lượng khớp là tổng số lượng cổ phiếu được giao dịch thành công hoặc không thành công trong một ngày. Tổng KL này sẽ thể hiện tính thanh khoản của cổ phiếu.

Bên mua

Bảng giá VPS sẽ có 3 chột chờ mua, trong đó hệ thống đó sẽ ưu tiên việc hiển thị 3 mức giá đặt mua tốt nhất song song với đó là khối lượng mua tương ứng.

  • Cột Giá 1 và KL1: Mức giá được chào bán ra ở mốc giá cao nhất và khối lượng chào bán tương ứng
  • Cột Giá 2 và KL2: Mức giá được chào bán ra ở mốc giá cao thứ 2 và khối lượng chào bán tương ứng. Độ ưu tiên Giá 2 chỉ sau Giá 1
  • Cột Giá 3 và KL3: Lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau Giá 2 và Giá 1

Bên bán

Cũng tương tự giống như bên mua, cũng sẽ có 3 cột chờ bán. Theo đó sẽ là:

  • Cột Gá 1 và KL1: Thể hiện cho mức giá được chào bán ra thấp nhất hiện tại kèm theo khối lượng chào bán tương đương
  • Cột Giá 2 và KL2: Thể hiện với mức giá được chào bán cao thứ hai và khối lượng chào bán tương ứng.
  • Cột Giá 3 và KL3: Cột này thì lệnh mở chào bán có mức độ ưu tiên sau cột Giá 2

Khớp lệnh

Cột khớp lệnh sẽ cho ta thấy sự hiển thị của việc bên mua chấp nhận mua mức giá mà bên bán đang treo bán. Hoặc là bên bán sẽ chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà bên mua đang chờ mua, không cần phải treo bán mà để lệnh được khớp luôn. Được thể hiện như sau:

  • Cột Giá: Mức giá khớp trong phiên giao dịch hoặc khoảng thời gian cuối ngày giao dịch đó
  • Cột Khối lượng (KL): Khối lượng cổ phiếu khớp với mức giá khớp
  • Cột +/-: Mức thay đổi giá sàn với Giá tham chiếu

Giá cao nhất

Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên giao dịch. Nhưng chưa chắc sẽ là giá kịch trần.

Giá thấp nhất

Là giá khớp ở mức thấp nhất trong phiên giao dịch trong ngày (nhưng chưa chắn đó là giá sàn)

Giá trung bình

Trung bình cộng của Giá cao nhất & Giá thấp nhất sẽ là giá trung bình

Cột dư mua và dư bán trên bảng giá VPS

  • Thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp lệnh tại phiên khớp lệnh liên tục.
  • Thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu không được thực hiện thành công trong ngày sau khi đã kế thúc ngày giao dịch đó.

Có thể xem bảng giá phái sinh VPS ở đâu?

Bên lề thì nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu tham khảo bảng giá phái sinh VPS thì có thể theo dõi ngay trên bảng giá chứng khoán VPS. Bởi bảng giá VPS là một bảng giá chung đã bao hàm hết tất cả bảng giá lớn nhỏ của VPS quản lý.

Xem bảng giá chứng khoán phái sinh VPS
Xem bảng giá chứng khoán phái sinh VPS

Xem thêm: Cách đọc bảng giá chứng khoán VCBS

Tổng kết

Tapchitiendientu đã tổng hợp và phân tích những thông tin về bảng giá VPS là gì ngay trong bài viết trên. Hướng dẫn cách đọc bảng giá điện tử VPS (VPS banggia) sao cho chuẩn nhất. Với những nội dung có trong bài về VPS. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn một phần nào đó trong việc đầu tư chứng khoán. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để tìm kiếm những cơ hội đầu tư hấp dẫn nhé.

Tổng hợp: Tapchitiendientu.com

Bảng giá VPS là gì? Hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán VPS