Giá xăng sẽ tăng hay giảm sau đợt điều chỉnh vào ngày 1/4

Với 7 đợt xăng lên giá không ngừng trong vòng một tháng trở lại đây. Thì vào ngày 21/3 giá giảm lần lượt là xăng RON 95 còn 29.190 đồng/lít và E5-RON 92 còn 28.330 đồng/lít. Nhưng với tình hình chính trị lẫn kinh tế trên thế giới đang ở mức căng thẳng. Thì giá xăng lẫn dầu trong nước ở đợt điều chỉnh vào ngày 1/4 có thể tăng mạnh. Sau đây, hãy cùng tạp chí tiền điện tử điểm qua một số thông tin về giá. Và dự đoán ở phiên điều chỉnh kế tiếp thì giá sẽ tăng hay giảm.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 28/3

Sau khi kết thúc phiên giao dịch tuần vừa qua, thì hôm nay 28/3 giá dầu thô thế giới có chiều hướng giảm mạnh, ở mức 110 USD/thùng. Cụ thể hơn, giá dầu thô Brent  giảm 6,34 USD (tương đương 5,25%) và được giao dịch ở mức 114,3 USD/thùng. Dầu WTI giảm 6,28 USD so với ngày hôm qua (tương đương 5,51%) và được giao dịch ở mức 107,6 USD/thùng.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 28/3
Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá tăng phi mã

Hiện nay thì xăng đang có giá cao ngất ngưỡng trong vòng 8 năm trở lại đây. Kéo theo đó dẫn đến hệ lụy là tạo áp lực nặng nề đối với nền kinh tế, dịch vụ, hàng hóa,… Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến giá xăng dầu tăng:

Nguồn cung bị thiếu hụt

Như đã biết thì trong bối cảnh giá dầu thô trên thế giới đang có xu hướng tăng cao. Mà xăng thì lại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi giá dầu thô. Theo Bộ Công thương cho biết thì nguồn cung xăng và dầu trong nước chỉ đáp ứng tối đa 75% công suất của thị trường. Còn 25% còn lại là nhập khẩu.

Tình hình xung đột chính trị căng thẳng

Theo các chuyên gia nhận định rằng. Giá dầu có chiều hướng giảm là do đất nước tỷ dân Trung Quốc tiến hành việc phong tỏa Thượng Hải. Để ngăn ngừa việc lây lan của dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình xung đột chính trị ngày một căng thẳng và leo thang giữa Nga và Ukraine. Những tuần vừa qua, các cuộc xung đột vũ trang liên tục nổ ra giữa Nga – Ukraine. Kèm theo đó là các lệnh trừng phạt của Mỹ, NATO nhắm vào Nga làm cho giá cả dầu tăng chóng mặt. Trong khi Nga bị cấm vận khí đốt và OPEC thì dậm chân trong việc gia tăng sản lượng. Điều này gây tác động rất lớn đến đến nền kinh tế trên toàn cầu.

Dự báo giá xăng dầu được điều chỉnh vào ngày 1/4

Kể từ đầu năm 2022 tới thời điểm hiện tại, thì đã có 7 lần xăng tăng giá liên tục với tổng cộng 6.500 đồng/lít. Đặc biệt trong phiên điều hành ngày 11/3 thì giá tăng mạnh gần 3.000 đồng/lít. Tuy nhiên, gần đây bởi nhiều lý do khác nhau khiến cho giá dầu trên thế giới có nhiều sự biến động sụt giảm. Giá xăng dầu sau phiên điều hành giá vào ngày 21/3 như sau:

  • Xăng E5RON92: Giá 28.330 đồng/lít
  • Xăng RON95-III: Giá 29.192 đồng/lít
  • Dầu Diesel 0.05S: Giá 26.633 đồng/lít
  • Dầu hỏa: Giá 22.245 đồng/lít
  • Dầu Mazut 180 CST 3.5S: Giá 20.423 đồng/lít
Dự báo được điều chỉnh vào ngày 1/4
Dự báo giá sẽ được điều chỉnh vào ngày 1/4

Sau nhiều cuộc họp thì Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng và dầu (đã bao gồm VAT) như sau:

  • Đối với xăng là 2000 đồng/lít
  • Đối với dầu Diezel và Mazut là 1000 đồng/lít
  • Đối với dầu hòa là 300 đồng/lít

Theo như những chuyên gia kinh tế thì giá xăng dầu trong nước có chiều hướng tăng hay giảm, đều phụ thuộc vào tình hình và diễn biến giá của thế giới trong thời gian tới. Song song với đó đây cũng là thời điểm để trích lập chi quỹ bình ổn.

Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế của Việt Nam

Nhìn nhận thực tế sau thời gian dài ảnh hưởng từ cơn đại dịch Covid-19. Hiện nay trong bối cảnh Việt Nam đang dần mở cửa trở lại và nền kinh tế đang trên con đường phục hồi trở lại. Giá xăng tăng ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến việc giá thành sản phẩm hàng hóa các loại được đẩy lên cao. Điều này tạo nên một áp lực vô cùng lớn cho nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến việc lạm phát.

Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế của Việt Nam
Giá xăng dầu tăng làm ảnh hưởng kinh tế của Việt Nam

Nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu. Nên việc xăng tăng giá trên thế giới thì sẽ kéo theo giá nguyên, nhiên liệu trong nước cũng tăng theo. Đa phần các ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ đều sử dụng xăng dầu. Mức chi phí này chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Điều này minh chứng một điều rằng xăng và dầu luôn chiếm tỷ trọng cao vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

Ngoài ra, giá xăng dầu tăng phi mã cũng làm tăng CPI. Ảnh hưởng đến thu nhập cũng như là mức chi tiêu của người dân cũng dè dặt hơn. Nếu giá cả hàng hóa tăng quá mức cho phép. Sẽ làm giảm sức cạnh tranh của việc sản xuất hàng hóa trong nước. Gây tác động lớn tới sự tăng trưởng kinh tế của nước ta.

Lời kết

Với những diễn biến còn khá phức tạp trên thế giới. Thì giá dầu và xăng sẽ vẫn còn tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, với việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường vào xăng, dầu vào phiên điều vào ngày 1/4 sắp tới. Thì giá xăng, dầu sẽ bình ổn trở lại. Cũng như hy vọng trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính. Cùng nhau nghiên cứu và phân tích nhiều yếu tố về giá và thuế để qua đó điều chỉnh lại mức giá của xăng và dầu. Để qua đó sử dụng Quỹ bình ổn sao cho giá xăng dầu phù hợp với thế giới. Để đảm bảo lợi ích chung của người dân và doanh nghiệp.

Tổng hợp: Tapchitiendientu.com

Giá xăng sẽ tăng hay giảm sau đợt điều chỉnh vào ngày 1/4