Nếu muốn thể hiện rõ ràng tích khách quan của các cuộc giao dịch nhất. Thì người ta sử dụng những dạng mô hình và mô hình hai đỉnh là một trong số những mô hình được sử dụng nhiều nhất. Với việc nhìn nhận các cách thức phân tích mô hình 2 đỉnh. Thông qua việc phân tích đấy, thì nhà đầu tư sẽ đưa ra những quyết định chính xác và khách quan nhất nhằm mục đích thu lại hiệu quả cao.
Vậy cụ thể thì thuật ngữ mô hình hai đỉnh là gì? Mời quý bạn đọc cùng với Tạp chí tiền điện tử theo dõi những thông tin về mô hình ngay trong bài viết bên dưới.
Mô hình hai đỉnh là gì?
Mô hình hai đỉnh (Mô hình chữ M, Double Top) là một thuật ngữ khá quen thuộc trong quá trình phân tích thị trường. Đúng như cái tên của nó, mô hình này thể hiện lên một tín hiệu cho việc đảo chiều đang sắp chuẩn bị xảy ra. Xu hướng đấy đảo chiều từ việc tăng sang giảm.
Khi trong mô hình đã xuất hiện xu hướng tăng, dẫn đến việc giá đi lên. Nếu không thể vượt qua khi gặp vùng kháng cự mạnh, thì sẽ tạo thành nhịp giảm. Và đó đã tạo tiền đề cho việc hành thành một đỉnh. Sau khi đỉnh 1 đã có, thì đỉnh 2 cũng được hình thành với nguyên lý hoạt động tương tự dựa trên đỉnh 1. Sau khi đã hoàn tất, thì khi nhìn vào biểu đồ bạn sẽ dễ dàng thấy được mô hình hai đỉnh đã được hình thành rõ ràng.
Đặc điểm của mô hình hai đỉnh
Khi nhìn vào biểu đồ của mô hình, bạn có thể nhận ra hình dáng của mô hình hai đỉnh có dạng như hai ngọn núi hay hình chữ M. Tuy nhiên với việc thị trường luôn có những chuyển biển thất thường. Dẫn đến việc không phải cũng xuất hiện mô hình này và có hình dáng giống nhau.
Nếu các trader muốn nhìn thấy loại mô hình này xuất hiện. Thì trước đó phải đợi có một đợt xu hướng tăng mạnh. Đặc điểm tính chất để nhận biết mô hình này như sau:
- Trong mô hình thì hai đỉnh được thể hiện rõ ràng. Chiều cao của hai đỉnh có thể ngang bằng hoặc sự chênh lệch không quá nhiều. Khi nối 2 đỉnh của mô hình lại với nhau, sẽ hình thành một đường kháng cự với mục đích cho việc phân tích sau này.
- Nhìn vào biểu đồ, thì ta sẽ thấy xuất hiện một đáy tạm thời giữa 2 đỉnh, đáy đó gọi là đáy trung tâm. Khi giá mà không thể vượt qua được đường kháng cự, thì là hệ quả tấ yếu đáy sẽ xuất hiện.
- Đường cổ là đường sẽ đi ngang qua đáy của trung tâm mô hình.
- Chỉ khi giá đã phá vỡ đường cổ, cùng lúc đó thì mô hình hai đỉnh sẽ được hình thành. Lúc này có thể xảy ra hai trường hợp: Giá sẽ có chiều hướng giảm hẳn hoặc quay trở về để kiểm tra đường cổ một lần nữa trước khi bắt đầu đảo chiều giảm.
Mô hình hai đỉnh và cách sử dụng để đạt hiệu quả cao
Về mặt lý thuyết khi nói đến mô hình 2 đỉnh thì không quá khó hiểu và dễ áp dụng. Nhưng khi áp dụng vào thực tiễn trong việc sử dụng mô hình để làm sao đạt hiệu quả tối đa. Thì không ít nhà đầu tư đã không ít gặp rắc rối và khó khăn.
Mô hình hai đỉnh có những cách thức giao dịch nào
Hiện tại, khi sử dụng mô hình hai đỉnh, thì có 3 cách mà vào lệch đạt hiệu quả nhất mà nhà đầu tư nên biết để tham khảo:
- Cách 1: Khi giá mà vượt qua được đường cổ thì có thể vào lệnh ngay lập tức. Ở cách này, mô hình hai đỉnh được hình thành khi mà giá đã giảm xuống và đường cổ phía dưới đóng cửa lại. Khi Breakout Bar vừa đóng cửa, thì lệnh Sell nhanh chóng được thực hiện.
- Cách 2: Khi giá đã phá vỡ đường cổ thì vào lệnh ngay và quay trở lại kiểm tra lại một lần nữa. Khi giá chạm ngưỡng tới đường cổ và có dấu hiệu bắt đầu đi xuống thì nên vào lệnh SELL ngay. Khi không đủ điều kiện, tuyệt đối không vào lệnh. Phải nhìn nhận rằng trên thực tế, đã có không ít trường hợp khi mà giá đâm thủng được đường cổ và bắt đầu có chiều hướng đi lên. Sau vài phiên giao dịch, thì giá mới bắt đầu có dấu hiệu đi xuống và đảo chiều.
- Cách 3: Vẽ đường xu hướng (Trendline) trong mô hình. Khi mà giá đã có chiều hướng tăng trước đó. Thì bắt buộc đường xu hướng phải đi qua đáy trung tâm. Trong trường hợp nếu giá phá vỡ đường cổ. Thì khả năng cao giá sẽ tiếp tục có xu hướng giảm và đi qua đường cổ. Điều đó dẫn đến sự hình thành của mô hình hai đỉnh.. Lệnh Sell được vào khi mà giá đóng cửa và vị trí sẽ nằm dưới đường xu hướng.
Mô hình hai đỉnh chốt lời ra sao?
Từ đáy trung tâm của mô hình cho đến mức giá cao nhất tại hai đỉnh thì vị trí chốt lời sẽ nằm tại đấy. Tuy nhiên, với những biến động không thể lường trước được của mô hình. Thì việc xác định được vị trí chốt lời khá khó khăn. Trên thực tế, phải thừa nhận rằng giá sẽ có xu hướng giảm mạnh. Còn không thì chỉ giảm một phần nào đó không đáng kể rồi lập tức sẽ đảo chiều ngay.
Hướng dẫn cách cắt lỗ
Dừng lỗ hay cắt lỗ (Stop Loss) là một công cụ đặc biệt và rất cần thiết để trader có thể dễ dàng trong việc quản lý được những phát sinh và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư. Thông thường, vị trí của lệnh cắt lỗ được đặt tại nơi mà có giá ở mức cao nhất của hai đỉnh trong Pips. Số Pips thường sẽ phụ thuộc vào khung giờ mà nhà đầu tư sử dụng.
Cách giao dịch mô hình hai đỉnh
Việc nhà đầu tư khi sử dụng mô hình 2 đỉnh trong việc phân tích, đánh giá cũng nhu là đặt lệnh sẽ giúp cho độ rủi ro được hạn chế hơn. Vì vậy, khi giao dịch mô hình hai đỉnh nhà đầu tư nên nắm bắt những giai đoạn sau.
SELL ngay khi giá phá vỡ đường neckline
Khi đường neckline đã bị giá phá vỡ. Thì điều đó giúp cho nhà đầu tư có nhiều phần thắng hơn trong tay. Nhưng cùng với đó là xảy ra mức độ rủi ro cao đi kèm khá lớn. Do đó, để chắc ăn nhất, thì buộc bạn có có tính kiên nhẫn để chờ đợi. Bạn phải đủ sự kiên nhẫn chờ đợi khi mà giá đã nằm dưới đường neckline thì hẳn vào lệnh. Như vậy, phần thắng sẽ có tỷ lệ cao hơn.
SELL sau khi giá phá vỡ đường neckline và retest
Khi mà giá đã phá vỡ đường neckline giảm mạnh, đồng nghĩa với việc mô hình hai đỉnh sẽ được hình thành. Khi đó, giá sẽ có retest lại đường neckline để thử. Nếu giá không trụ vững được, điều hiển nhiên là giá sẽ tiếp tục giảm. Nên tại giai đoạn này, trader cần chú ý những điểm sau:
- Giao dịch vòng 1 với giá chưa retest để take profit
- Giao dịch vòng 2 thực hiện sau khi giá retest tiếp tục sell. Đây là giao dịch mô hình hai đỉnh nên bạn sẽ kiếm được lời sau cả 2 vòng
SELL ngay khi giá phá vỡ đường trendline tăng đi qua đáy của trung tâm mô hình
Nhà đầu tư cần phải Sell ngay sau khi giá phá vỡ đường trendline và tăng khi đi quá đáy của trung tâm. Đây là giai đoạn mà nhà đầu tư đặc biệt hết sức lưu tâm tới đường trendline để tiện trong việc đặt lệnh.
Kết luận
Sau những thông tin mà Tạp chí tiền điện tử đã giới thiệu một cách tổng quát trong bài. Thì có lẽ nhà đầu tư đã phần nào hiểu được khái niệm mô hình hai đỉnh là gì? Cách thức sử dụng giao dịch mô hình hai đỉnh ra làm sao. Hy vọng rằng sẽ giúp ích cho nhà đầu tư có thêm nhiều kiến thức hơn trong việc sử dụng mô hình. Để có thể khai thác triệt để mô hình này vào thực tiễn một cách đầy hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn muốn tham khảo thêm những tài liệu về các mô hình trong phân tích kỹ thuật khác. Đừng nên bỏ qua những bài viết hay khác tại Tạp chí tiền điện tử nhé. Chúc bạn luôn thành công!
Tổng hợp: tapchitiendientu.com