Sàn Upcom là gì? Điều kiện niêm yết tại sàn Upcom

Khi nhắc đến những sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất tại thị trường Việt Nam thì ngoài sàn HOSE và HNX ra. Thì sàn Upcom là cái tên không thể thiếu sót được. Đây là sàn tập trung một khối lượng lớn chứng khoán trên thị trường. Vậy sàn Upcom là gì? Cách thức và quy định khi giao dịch trên sàn Upcom như thế nào để đạt hiệu quả như mong muốn. Mời quý bạn đọc đang quan tâm đến sàn này vui lòng theo dõi những thông tin trong bài viết sau đây. Để có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết mà mình cần.

Tìm hiểu về sàn Upcom

Để nhà đầu tư tiến hành việc trao đổi và mua bán chứng khoán một cách tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng. Thì sàn Upcom là nơi cần thiết đối với nhà đầu tư. Bởi đây là một sàn giao dịch chứng khoán tập trung. Nên mọi hoạt động giao dịch và đầu tư chứng khoán đều diễn ra trung gian qua sàn này.

Tìm hiểu về sàn Upcom
Sàn Upcom là gì?

Sàn Upcom là gì?

Sàn Upcom (Unlisted Public Company Market) là nơi giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp, công ty đại chúng chưa được niêm yết trên thị trường. Hoạt động của sàn nằm dưới sự quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Khi mà cổ phiếu của công ty, doanh nghiệp chưa được đăng ký. Hay chưa đủ điều kiện để niêm yết tại một trong hai sàn HOSE và HNX. Thì khi đó, chúng sẽ được giao dịch tại sàn Upcom.

Đây được nhà đầu tư chứng khoán gọi là “trạm trung chuyển”. Bởi sàn được hình thành với mục đích không gì ngoài việc khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia đầu tư. Thành lập vào năm 2009, ban đầu với số lượng doanh nghiệp tham gia khá khiêm tốn, chỉ có 10. Nhưng hiện nay con số đó đã tăng gấp hàng trăm lần từ công ty lớn cho đến nhỏ. Hoạt động với quy định và chính sách công khai và sự minh mạch, giao dịch dễ dàng. Nên có thể nói sàn Upcom là một trong số sàn chứng khoán được yêu thích nhất.

Những đặc điểm của sàn Upcom

Bất kỳ sàn chứng khoán nào cũng đều có điểm mạnh và hạn chế của riêng nó. Vấn đề là sàn đó có ưu điểm hay nhược điểm nhiều hơn. Dưới đây là một số đặc điểm về sàn giao dịch Upcom mà nhà đầu tư cần lưu ý:

Ưu điểm

  • Hoạt động minh bạch và công khai nên sẽ cam kết mang lại cho khách hàng sự an toàn, uy tín và bảo mật.
  • Vì có sự liên kết với sàn HNX nên thông qua cổng thông tin của sàn mà nhà đầu tư có thể tiếp cận đến nhiều doanh nghiệp tốt.
  • Quá trình giao dịch tập trung được diễn ra nhanh chóng, bảo mật, tiện lợi và an toàn cho cả hai bên bán và mua.
  • Dùng để đo lường mức độ tăng trưởng của cổ phiếu sau phát hành.
  • Tạo ra đòn bẩy để niêm yết giá cổ phiếu được thực hiện trên sàn HOSE và HNX dễ dàng hơn.
  • Là nơi để doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều nhà đầu tư tiềm năng hơn.

Nhược điểm

  • Tính rủi ro của sàn Upcom khá cao so với những sàn khác
  • Mức giá khi giao dịch khá thấp
  • Tính thanh khoản không được cao
  • Không còn giao dịch một số mã chứng khoán
  • Biên độ giao động của sàn khá cao, cộng trừ 15%. Trong khi đó HOSE là cộng trừ 7.5% và HNX là cộng trừ 10%
  • Tiêu chuẩn của sàn Upcom thấp hơn so với sàn HOSE và HNX

Nhóm cổ phiếu trên sàn Upcom

Tại sàn Upcom này, thì cổ phiếu được chia thành ba nhóm lớn như sau:

  • Upcom Large: Đây là nhóm cổ phiếu tập hợp của tổ chức phát hành với những chủ sở hữu có giá trị cổ phiếu ít nhất là 1.000 tỷ đồng.
  • Upcom Medium: Nhóm này tập hợp những cổ phiếu thuộc quyền sở hữu bởi công ty, có vốn chủ sở hữu có giá trị từ 300 đến dưới 1.000 tỷ đồng.
  • Upcom Small: Đây là nhóm cổ phiếu nhỏ, nên giá trị sở hữu chỉ cần từ 10 tỷ cho đến dưới 300 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu trên sàn Upcom
Cổ phiếu trên sàn Upcom

Nhìn nhận chung, ba nhóm cổ phiếu trên được phân chia dựa vào quy mô phát hành của doanh nghiệp. Những công ty, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì giá trị cổ phiếu của họ sẽ ngày một tăng dần trong thời gian dài và ít gặp biến động. Đối với công ty có quy mô nhỏ, thì giá trị của cổ phiếu không quá cao, nhưng nguồn thu nhập của cổ đông sẽ nhanh chóng có bước đột phá.

Điều kiện để có thể niêm yết cổ phiếu trên sàn Upcom

 Đều có những điều kiện khi bạn muốn niêm yết cổ phiếu trên sàn Upcom, dựa vào quy định của Sở giao dịch chứng khoán như sau:

  • Mặc định phải là công ty đại chúng không niêm yết tại sàn HOSE và HNX trước đó.
  • Có vốn điều lệ từ 10 tỷ VNĐ trở lên
  • Công ty khi đăng ký giao dịch phải ràng buộc điều kiện là hoạt động kinh doanh trong 5 năm liên tiếp và không có lỗ lũy kế
  • Việc chào bán và giao dịch phải được thông qua và cho phép bởi Đại hội đồng cổ đông
  • Chứng khoán của công ty đã đăng ký giao dịch phải đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD)

Cách thức giao dịch trên sàn Upcom chuẩn

Nếu bạn có niềm đa mê vào việc đầu tư chứng khoán và bạn muốn trở thành một nhà giao dịch trên sàn Upcom thành công. Bạn nên lưu tâm đến một số vấn đề quan trọng dưới đây.

Cách thức giao dịch trên sàn Upcom chuẩn
Cách giao dịch trên sàn Upcom chuẩn

Thời gian giao dịch

Thời gian giao dịch cụ thể mà sàn Upcom quy định trong ngày như sau:

  • Buổi sáng: từ 09h00 đến 11h30
  • Buổi chiếu: từ 13h30 đến 15h00

Vào thứ bảy và chủ nhật thì sàn sẽ đóng cửa. Còn đối với những ngày lễ, thì sàn sẽ thực hiện nghỉ theo quy định hiện hành của Luật lao động của nước ta.

Nguyên tắc khớp lệnh

Sàn giao dịch Upcom thực hiện theo hai nguyên tắc khớp lệnh:

  • Ưu tiên về thời gian: Nếu trong một thời điểm mà cổ phiếu có cùng một mức giá. Thì người nào đặt lệnh trước tiên thì sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
  • Ưu tiên về giá: Nếu cổ phiếu có mức giá thấp hơn thì sẽ được xếp trước nếu bạn ở vị thế bán và ngược lại.

Việc đặt lệnh mua hoặc bán sẽ thay đổi dựa vào biên độ cộng trừ 15% tại sàn so với giá khi tham chiếu trên thị trường. Bạn có thể đặt lệnh ở mức giá trần/sàn hoặc sát trần/sát sàn. Điều này phụ thuộc vào khả năng sinh lời của lần đặt lệnh đó.

Đơn vị giao dịch và giá tham chiếu

Cổ phiếu tại sàn Upcom được chia ra thành những lô khác nhau:

  • Lô lẻ: Khối lượng giao dịch từ 1 đến 99 cổ phiếu.
  • Lô chẵn: Khối lượng giao dịch là 100 cổ phiếu và bội số của 100

Bước giá được quy định tại sàn mặc định là 100 đồng. Ví dụ bạn chỉ có thể đặt giá 11.500, 12.700 chứ không được đặt giá là 11.550 (Vì 50 đồng là bước giá thấp hơn quy định của sàn).

Giá tham chiếu được dùng ở đây chính là giá được tính theo phương pháp bình quân gia quyền của giá giao dịch khớp lệnh liên tục của phiên giao dịch gần nhất trước đó.

Mã lệnh giao dịch trên sàn

Chỉ có một lệnh giao dịch duy nhất mà sàn Upcom áp dụng đó là lệnh giới hạn (LO). Đây là lệnh giao dịch đối với nhà đầu tư khá là thoáng. Bởi khi bạn muốn mua cổ phiếu giá bao nhiêu, thì chỉ cần đặt ra giá bấy nhiêu, chỉ cần nằm trong phạm vi giá trần và giá sàn.

Lệnh này có hiệu lực tức thời khi được nhập vào hệ thống. Lệnh hết hạn chỉ khi bị hủy bỏ hoặc kết thúc phiên giao dịch đó.

Lời kết

Toàn bộ những thông tin cơ bản và chi tiết của sàn Upcom đã được tapchitiendientu.com trình bày tổng quan trong bài viết trên. Có lẽ đã giúp cho bạn nhìn nhận và hiểu được bản chất của sàn Upcom là gì? Hình thức giao dịch trên Upcom ra làm sao. Mong là với những mảng kiến thức tài chính về sàn này sẽ giúp bạn môt phần nào đó có cái nhìn chuẩn chỉnh hơn về sàn Upcom nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Ngoài Upcom, bạn có thể tham khảo thêm Sàn NASDAQ để đưa ra lựa chọn chính xác nhất. Xin chúc bạn luôn đầu tư thành công và đạt hiệu quả cao.

Xem thêm:

Tổng hợp: Tapchitiendientu.com

Sàn Upcom là gì? Điều kiện niêm yết tại sàn Upcom