Indicator là một thuật ngữ để chỉ những chỉ báo kỹ thuật về tài chính chất lượng nhất được biểu thị thông qua các thông số kỹ thuật. Hiện nay, có rất nhiều Indicator khác nhau cho các nhà đầu tư có thể tham khảo chọn ra để làm công cụ hữu hiệu giúp ích cho công việc đầu tư.
Nếu bạn là một nhà đầu tư có kinh nghiệm trên thị trường, thì chắc chắn thuật ngữ Indicator không quá lạ lẫm đối với bạn. Nó làm một công cụ được áp dụng để phân tích kỹ thuật tài chính. Chỉ báo Indicator được dùng phổ biến do nó có nhiệm vụ cung cấp các tin tức cần thiết cho các trader như: Xu hướng thị trường, điểm ra, điểm vào lệnh phù hợp nhất…. Các newbie thường sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng những chỉ báo. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi vào cụ thể Indicator là gì, cùng xem nhé!
Indicator là gì?
Indicator nghĩa là chỉ báo kỹ thuật là một công cụ cần thiết sử dụng để đi tìm xu hướng chính của thị trường, độ mạnh yếu của xu hướng, những điểm kháng cự và hỗ trợ quan trọng… Nhờ đó, các trader có thể biết điểm nào có thể vào lệnh thích hợp nhất, điểm nào chốt lời, điểm nào chốt lỗ với mục đích thu lại lợi nhuận lớn.
Chỉ báo kĩ thuật có thể bao gồm 1 thành phần như: đường thẳng, đường cong theo giá hoặc nhiều phần không giống nhau… Nó được tạo ra dựa vào dữ liệu trong lịch sử mà giá trị được hình thành bằng những phép toán từ nhưng dữ liệu về khối lượng hay giá của các hàng hóa tài chính.
Những loại chỉ báo Indicator
Trên thị trường, có đến hàng trăm các chỉ báo Indicator khác nhau. Dựa theo độ trễ của tín hiệu mà chỉ báo hình thành so với biến động giá, chúng ta có thể phân loại các chỉ báo như sau:
Leading Indicator (Chỉ báo nhanh)
Đây là loại chỉ báo cho biết những tín hiệu đi trước có sự thay đổi về giá. Nhờ đó bạn có thể dự báo được xu hướng giá trong tương lai. Từ đó có thể thu được lợi nhuận lớn nhất nếu nhận định đúng xu hướng tiếp theo. Các chỉ báo Leading Indicator phổ biến gồm: Stochastic, CCI, RSI…
- Ưu điểm: Giúp các trader có được các điểm vào lệnh thích hợp, tối ưu lợi nhuận thu được.
- Hạn chế: Độ chính xác không cao, do đó các trader nên chọn lọc kỹ càng và kết hợp với những chỉ báo khác để tăng xác suất đúng.
Lagging Indicator (Chỉ báo chậm)
Đây là nhóm chỉ báo thường hay trả lời trễ. Khi Lagging Indicator cho tín hiệu thì xu hướng đã tạo ra và giá được đi được 1 đoạn. Do đó, chỉ báo Indicator này chỉ được áp dụng để nhận định xu hướng, không nên sử dụng làm tín hiệu để giao dịch. Cách Lagging Indicator phổ biến gồm: Momentum, MA, MACD…
- Ưu điểm: Giúp các trader xác định lại điểm nào vào lệnh và xu hướng chính của thị trường. Vì là các chỉ báo chậm nên khả năng dự đoán đúng rất cao.
- Nhược điểm: Lagging Indicator cho tín hiệu trễ nên áp dụng để nhận định điểm vào lệnh sẽ làm các trader mất đi 1 phần lợi nhuận. Ngoài ra, chỉ báo này không thể dự báo trước được xu hướng sẽ biến động ra sao trong thời gian tới.
Nên sử dụng chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm?
Để giải đáp câu hỏi nên dùng loại chỉ báo nào, chúng ta hãy sơ lược lại 1 chút nhé!
- Nếu dùng Leading Indicator, nhà đầu tư sẽ nắm bắt được xu thế sớm hơn và cơ hội tạo ra lợi nhuận sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, nó rất mạo hiểm vì tín hiệu gây nhiễu.
- Nếu dùng Lagging Indicator, nhà đầu tư sẽ nắm bắt xu hướng trễ hơn, lợi nhuận đem về thấp hơn. Tuy nhiên, nó an toàn vì ít xảy ra tín hiệu gây nhiễu.
Qua thông tin trên, bạn đã tìm ra lời giải chưa? Nếu chưa
Tóm lại, một Indicator tốt nhất đối với thị trường này. Nhưng với thị trường khác là không tốt. Việc quan trọng lúc này là nhà đầu tư phải hiệu họ đang tham gia vào thị trường như thế nào. Chỉ báo tối ưu nhất không phải là Momentum, RSI hay Bollinger Bands… mà chính là chỉ báo thích hợp với thị trường.
Những nhóm chỉ báo kỹ thuật phổ biến
Bên cạnh, dựa vào độ trễ của tín hiệu để phân loại, những Indicator còn được phân loại dựa vào đặc điểm và công dụng. Đây là ba nhóm chỉ báo phổ biến thường thấy nhất:
Chỉ báo xu hướng
Đây là nhóm chỉ báo nhằm giúp các trader nhận định được xu hướng giá thị trường đang đi lên, xuống hoặc đi ngang. Những chỉ báo kỹ thuật này thường thay đổi dựa vào giá vào không bị hạn chế do đỉnh và đáy ở quá khứ.
Các chỉ báo nhận định xu hướng gồm:
- Parabolic SAR
- Moving Average (MA)
- Mây Ichimok
Chỉ báo động lượng
Chỉ báo này được các nhà đầu tư áp dụng để tìm hiểu về thay đổi của hàng hóa, nhận định được. Indicator có mục đích đo lường tốc độ đi lên hay đi xuống của giá. Những chỉ báo này thường được dùng để phân tích ngắn hạn. Nó giúp các trader kiếm lời từ đợt biến động giá lớn.
Các chỉ báo đo lường gồm:
- Moving Average Convergence Divergence (MACD)
- Relative Strength Index (RSI)
- Stochastic (Stoch)
Chỉ báo biến động
Đây được cho là thước đo tiêu chuẩn giúp các nhà giao dịch có thể biết được độ biến động của hàng hóa một cách chính xác. Các nhà đầu tư có thể lợi dụng tín hiệu này để tìm đầu vào tốt.
Các chỉ báo biến động gồm:
- Average True Range (ATR)
- Bollinger Bands (BB)
- Directional Movement Index (DMI)
Tổng kết
Biết được bản chất và cách áp dụng chỉ báo kỹ thuật giúp bạn có thể nắm bắt được cơ hội và tìm kiếm cho bản thân một kế hoạch giao dịch hiệu quả. Trên đây là tất cả những gì mà trang web chúng tôi tìm hiểu và học hỏi được về Indicator. Mong rằng sẽ giúp ích trên con đường đầu tư của các bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những thông tin về phân tích kỹ thuật khác như: Mô hình 1-2-3 là gì? Chúc bạn thành công!
Tổng hợp: Tapchitiendientu.com