Có rất nhiều thứ bạn cần phải biết trước khi bạn quan tâm đến thị trường chứng khoán. Bảng giá là một trong trong số đó, bảng giá chứng khoán là nơi mà cung cấp khá nhiều thông tin đến cho nhà đầu tư. Có lẽ khách hàng đã quá quen thuộc với nhiều bảng giá chứng khoán khác nhau trên thị trường. Thế nhưng bạn đã từng thấy hay biết đến bảng giá chứng khoán Lightning là gì chưa? Cách đọc bảng giá Lightning có khó không? Nếu bạn tò mò muốn biết những thông tin về bảng giá chứng khoán này thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của Tạp chí tiền điện tử. Nội dung bài viết sẽ đề cập đến tất tần tật những thông tin có liên quan đến bảng giá Lightning.
Bảng giá chứng khoán Lightning là gì?
Đây chính là bảng giá điện tử trực tuyến trên thị trường chứng khoán. Khi mà bạn sử dụng Google để tìm kiếm các từ khóa có liên quan như: bảng giá chứng khoáng, bảng giá Lightning, bảng điện tử Lightning, bảng điện tử chứng khoán. Sau đó sẽ hiện lên bảng chứng khoán Lightning. Mỗi một chi tiết trên bảng giá Lightning đều mang một hoặc vài ý nghĩa khác nhau.
Cách đọc các cột có trong bảng giá Lightning
Trước khi đi vào chi tiết cách đọc bảng giá Lightning, thì nếu bạn còn đang mơ hồ về những kiến thức về chứng khoán nói chung, thì bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm kiến thức.
Mã chứng khoán (Mã CK)
Biểu thị cho một danh sách các mã chứng khoán giao dịch (A-Z), theo đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cấp cho mỗi công ty niêm yết một mã chứng khoán riêng trên sàn. Mã này thông thường sẽ là tên viết tắt của công ty.
Sàn niêm yết
Khi nhìn vào giao diện trên bảng giá thì bạn sẽ thấy hàng trên cùng phí bên phải là các sàn niêm yết:
- Danh mục VN30: Hiển thị cho 30 mã cổ phiếu đang dẫn đầu thị trường
- HOSE: Tổng hợp danh sách những công ty đã được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
- HNX: Danh sách toàn bộ các công ty đã được niêm yết rên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
- UPCOM: Thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết trên HOSE hoặc HNX
Giá tham chiếu, Giá trần và Giá sàn
Sau sàn niêm yết sẽ là cột thể hiện TC (Tham chiếu), Trần (Giá trần) và sàn (Giá sàn), cụ thể:
- Màu vàng là cột giá tham chiếu – Thể hiện mức giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất
- Màu tím là cột giá trần – Thể hiện mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua/bán
- Màu xanh lam là cộ giá sàn – Thể hiện mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua/bán
Trong đó công thức tính như sau:
- Giá trần = giá tham chiếu x (1 + biên độ dao động giá)
- Giá sàn = giá sàn tham chiếu x (1 – biên độ dao động giá)
- Sàn HOSE: Biên độ +/- 7%
- Sàn HNX: Biên độ +/- 10%
- Sàn UPCOM: Biên độ +/- 15%
Cột tổng khối lượng
Là nơi hiển thị số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường trong một ngày. Mỗi một giao dịch mua hay bán đều đóng góp một phần vào tổng khối lượng giao dịch trong ngày đó. Thế nên, trong bảng giá chứng khoán Lightning thì khối lượng giao dịch xem như là một chỉ báo rất quan trọng. Nó thể hiện khả năng phát triển của mã chứng khoán.
Cột bên mua
Bạn sẽ thấy cột này thể hiện 3 mức giá mua tốt nhất từ thấp đến cao và tương ứng với khối lượng đặt mua đi kèm. Lệnh mua giá cao nhất sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
- Giá 3 và KL3
- Giá 2 và KL 2
- Giá 1 và KL 1
Cột bên bán
Cũng hiển thị mức giá giống như bên mua. Nhưng ngược lại với cột bên bán thì lệnh bán giá thấp nhất sẽ được ưu tiên thực hiện trước
Cột khớp lệnh
Khi bạn đã khớp lệnh chứng khoán thì việc mua sẽ không phải xếp hàng mà sẽ chấp nhận mua trực tiếp với mức giá bên bán đang treo bán. Ngoài ra, nếu bên bán chấp nhận không treo bảng bán mà có nhu cầu bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đã đưa ra. Cụ thể cột khớp lệnh này bao gồm 3 yếu tố như sau:
Trong phiên định kỳ:
- KLTH: Thể hiện khối lượng mã CK dự kiến sẽ được khớp
- +/-: Mức giá có sự thay đổi dự kiến khi so với giá tham chiếu
Trong phiên liên tục:
- Giá: Hiển thị giá thực hiện của phiên giao dịch gần nhất
- KLTH: Khối lượng cổ phiếu được thực hiện trong phiên giao dịch gần nhất
- +/-: Hiển thị sự thay đổi của mức giá mới nhất so với giá thực thiện của giao dịch liền trước đó
Sau khi kết thúc đóng ngày giao dịch
- Giá: Là mức giá đóng cửa
- KLTH: Tổng toàn bộ khối lượng đã được thực hiện giao dịch trong ngày hôm đó
- +/-: Biểu thị mức giá thay đổi giá đóng cửa so với giá tham chiếu
Cột dư mua và dư bán
- Cột dư mua hoặc dư bán biểu hiện số lượng cố phiếu đang chờ khớp lệnh trong phiên khớp lệnh liên tục
- Cột dư mua và dư bán thể hiện khối lượng mã cổ phiếu không được thực hiện sau khi kết thúc ngày giao dịch
Cột đầu tư từ nước ngoài
Đây là cột cuối cùng có trong bảng giá Lightning, trong đó:
- Cột mua: Thể hiện số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài đặt mua
- Cột bán: Hiện thị số lượng mã cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài đặt bán
Hướng dẫn cách đọc chỉ số Index trong bảng giá Lightning
Sự biến động của thị trường chứng khoán luôn là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng/giảm giá trị của cổ phiếu. Khi thị trường mà tốt lên thì đương nhiên các mã chứng khoán có trên bảng điện tử Lightning sẽ tăng và ngược lại. Đánh giá chỉ số Index chính là phương pháp dùng để theo dõi sự biến động của thị trường. Khi bạn đã đọc được chỉ số Index này thì có thể tính toán được dựa trên sự tăng giảm giá vốn hóa của các mã cổ phiếu trong rổ tính toán.
- VN-INDEX
- VN30
- VNX AllShare
- HNX-INDEX
- HNX30
- UPCOM
Kết luận
Có lẽ sau khi mà bạn đã tham khảo qua bài viết này, thì phần nào đó cũng đã hiểu rõ hơn về bảng giá chứng khoán Lightning là gì? Ý nghĩa của các cột có trên bảng giá Lightning. Việc nắm bắt kiến thức về chứng khoán nói chung và hiểu rõ về các thông số có trong bảng giá Lightning nói riêng là điều hết sức quan trọng đối với nhà đầu tư. Việc này không chỉ quyết định đến những vấn đề trong việc mua – bán. Mà còn giúp tăng thêm lợi nhuận, bù đắp những rủi ro xảy ra bất ngờ khi thị trường có sự chuyển mình. Mong rằng với những chia sẻ về cách đọc bảng giá chứng khoán Lightning trong bài sẽ giúp bạn nhiều hơn trong việc đầu tư.
Tổng hợp: Tapchitiendientu.com